Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Xây dựng chợ Nưa đảm bảo tiêu chí chợ an toàn thực phẩm, để bảo vệ người tiêu dùng

Ngày 01/01/2024 20:22:38

Điều dễ nhận ra sự khác biệt so với chợ Nưa trước đây khi chưa thực hiện mô hình chợ ATTP là lối đi sạch sẽ, thông thoáng hơn, nền nền chợ được dọn sạch sẽ

tết 1.jpg
 Kính thưa bà con nhân dân!

Một trong những nguyên nhân mất an toàn VSTP, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng có từ các chợ truyền thống không được chấn chỉnh đáp ứng nhu cầu An toàn thực phẩm của người tiêu dùng. Do đó, UBND thị trấn Nưa phối hợp với Ban quản lý chợ Nưa triển khai xắp xếp, bố trí phù hợp vị trí bán các mặt hàng theo hướng dẫn của ngành công thương.

Kính Thưa bà con nhân dân.

UBND thị trấn Nưa thực hiện các tiêu chí về chợ an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chí chợ đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao, để thực hiện dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế và Dân số do Vụ Thị trường Trong nước (Bộ Công Thương).

Tại chợ Nưa của thị trấn thời gian qua đã có nhiều chuyển biến và phát huy hiệu quả, tích cực, được đoàn thẩm định của Ban An toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa kiểm tra đánh giá đủ điều kiện đề nghị công nhận chợ đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2023

Tuy nhiên để đạt và được công nhận chợ an toàn thực phẩm thì trong chợ cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung như: Chợ phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn thực phẩm, từng bước thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, nâng cao chất lượng phục vụ, thuận lợi cho hoạt động mua bán; tạo cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn những hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, góp phần đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy thiết lập, hình thành các chuỗi “sản xuất - chế biến - tiêu thụ” thực phẩm sạch, an toàn, ổn định bền vững.

Qua việc thực hiện các nội dung đảm bảo chợ an toàn thực phẩm được mọi người dân trên địa bàn và khu vực đồng tình ủng hộ, cho thấy việc thực hiện mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thị trấn là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chợ; giúp hạ tầng thương mại được phát triển, khang trang; môi trường kinh doanh thuận lợi, hàng hóa được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, quản lý tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ; cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ được thiết kế theo tiêu chuẩn.

UBND thị trấn thành lập tổ công tác về vệ sinh an toàn thực phẩm do đồng chí Lê Bật Hải phó Chủ tịch UBND là tổ trưởng thường xuyên phối hợp với Ban quản lý chợ Nưa kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh về ATTP, yêu cầu hàng hoá phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, bán hàng đúng nơi quy định có đầy đủ đồ dùng thiết yếu phục vụ kê bán hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay chợ Nưa đã được thẩm định để công nhận là chợ an toàn thực phẩm (ATTP). đã góp phần làm thay đổi nhận thức về ATTP của tiểu thương và người tiêu dùng, tạo hình ảnh đẹp của hệ thống chợ truyền thống trên quê hương Cổ Định – Tân Ninh – Thị trấn Nưa.

Điều dễ nhận ra sự khác biệt so với chợ Nưa trước đây khi chưa thực hiện mô hình chợ ATTP là lối đi sạch sẽ, thông thoáng hơn, nền nền chợ được dọn sạch sẽ. Quầy sạp được đặt cơ bản gọn gàng đã có nhiều tiểu thương dùng các tủ kính, khay đựng thức ăn, bàn, ghế... được đóng theo cùng kích cỡ tạo cảm giác bắt mắt. Các mặt hàng được niêm yết giá bán rõ ràng theo từng ngày.

Thị trấn Nưa, nơi có di tích lịch sử văn hóa Đền Nưa – Am Tiên nổi tiếng là địa bàn trọng điểm về du lịch của huyện Triệu Sơn, vì vậy ATTP tại chợ Nưa truyền thống và các nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch được đặt lên hàng đầu. Mô hình chợ ATTP được triển khai từ năm 2018 trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Để đảm bảo các tiêu chí chợ ATTP thì vai trò của các Tiểu thương, của người dân rất quan trọng, từ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh môi trường… đến nâng cao nhận thức.Đặc biệt khu vực bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống cần được bố trí rộng rãi. Các quầy hàng kiên cố, không có rác, nước thải ứ đọng hay mùi hôi. Gian hàng kinh doanh ăn uống, thực phẩm đều phải trang bị bàn inox, bảng hiệu, tủ kính, thùng rác... Tiểu thương kinh doanh thực phẩm đều có giấy xác nhận kiến thức ATTP, cam kết bán hàng đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời nhận thức của người tiêu dùng cũng cần được nâng lên và gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ trong khi lựa chọn mua hàng và tham gia các hoạt động tại chợ.

Đối với Ban Quản lý các chợ, phải tham mưu để UBND thị trấn chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác ATTP. Chợ đảm bảo ATTP phải đạt một chuẩn mực nhất định trong bộ tiêu chí đề ra, có như vậy chất lượng ATTP mới được đảm bảo và duy trì bền vững hơn.

Ban quản lý chợ đề nghị mỗi hộ tiểu thương phải có 1 cuốn sổ truy xuất nguồn gốc hàng hoá, yêu cầu niêm yết giá và công khai giá bán, hàng hóa, sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ dán trên bao bì mặt hàng đó.

Kính thưa bà con nhân dân, hiệu quả từ chợ ATTP là rất tốt, vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng đồng vừa là nét đẹp văn hóa, văn minh trong thực hiện phong trào của Mặt trân tổ quốc Việt Nam phát động. “Toàn dân thực hiện đảm bảo vệ sinh ATTP là một nội dung trọng tâm của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Vì vậy “Nhân dân nói không với thực phẩm bẩn, xây dựng các mô hình nông dân sản xuất thực phẩm an toàn”. Với môi trường bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ An toàn thực phẩm vì một thị trấn Nưa, đô thị trẻ văn minh sáng – xanh - sạch - đẹp !

CCVH – XH

Lê văn Sơn

Xây dựng chợ Nưa đảm bảo tiêu chí chợ an toàn thực phẩm, để bảo vệ người tiêu dùng

Đăng lúc: 01/01/2024 20:22:38 (GMT+7)

Điều dễ nhận ra sự khác biệt so với chợ Nưa trước đây khi chưa thực hiện mô hình chợ ATTP là lối đi sạch sẽ, thông thoáng hơn, nền nền chợ được dọn sạch sẽ

tết 1.jpg
 Kính thưa bà con nhân dân!

Một trong những nguyên nhân mất an toàn VSTP, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng có từ các chợ truyền thống không được chấn chỉnh đáp ứng nhu cầu An toàn thực phẩm của người tiêu dùng. Do đó, UBND thị trấn Nưa phối hợp với Ban quản lý chợ Nưa triển khai xắp xếp, bố trí phù hợp vị trí bán các mặt hàng theo hướng dẫn của ngành công thương.

Kính Thưa bà con nhân dân.

UBND thị trấn Nưa thực hiện các tiêu chí về chợ an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chí chợ đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao, để thực hiện dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế và Dân số do Vụ Thị trường Trong nước (Bộ Công Thương).

Tại chợ Nưa của thị trấn thời gian qua đã có nhiều chuyển biến và phát huy hiệu quả, tích cực, được đoàn thẩm định của Ban An toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa kiểm tra đánh giá đủ điều kiện đề nghị công nhận chợ đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2023

Tuy nhiên để đạt và được công nhận chợ an toàn thực phẩm thì trong chợ cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung như: Chợ phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn thực phẩm, từng bước thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, nâng cao chất lượng phục vụ, thuận lợi cho hoạt động mua bán; tạo cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn những hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, góp phần đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy thiết lập, hình thành các chuỗi “sản xuất - chế biến - tiêu thụ” thực phẩm sạch, an toàn, ổn định bền vững.

Qua việc thực hiện các nội dung đảm bảo chợ an toàn thực phẩm được mọi người dân trên địa bàn và khu vực đồng tình ủng hộ, cho thấy việc thực hiện mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thị trấn là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chợ; giúp hạ tầng thương mại được phát triển, khang trang; môi trường kinh doanh thuận lợi, hàng hóa được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, quản lý tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ; cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ được thiết kế theo tiêu chuẩn.

UBND thị trấn thành lập tổ công tác về vệ sinh an toàn thực phẩm do đồng chí Lê Bật Hải phó Chủ tịch UBND là tổ trưởng thường xuyên phối hợp với Ban quản lý chợ Nưa kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh về ATTP, yêu cầu hàng hoá phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, bán hàng đúng nơi quy định có đầy đủ đồ dùng thiết yếu phục vụ kê bán hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay chợ Nưa đã được thẩm định để công nhận là chợ an toàn thực phẩm (ATTP). đã góp phần làm thay đổi nhận thức về ATTP của tiểu thương và người tiêu dùng, tạo hình ảnh đẹp của hệ thống chợ truyền thống trên quê hương Cổ Định – Tân Ninh – Thị trấn Nưa.

Điều dễ nhận ra sự khác biệt so với chợ Nưa trước đây khi chưa thực hiện mô hình chợ ATTP là lối đi sạch sẽ, thông thoáng hơn, nền nền chợ được dọn sạch sẽ. Quầy sạp được đặt cơ bản gọn gàng đã có nhiều tiểu thương dùng các tủ kính, khay đựng thức ăn, bàn, ghế... được đóng theo cùng kích cỡ tạo cảm giác bắt mắt. Các mặt hàng được niêm yết giá bán rõ ràng theo từng ngày.

Thị trấn Nưa, nơi có di tích lịch sử văn hóa Đền Nưa – Am Tiên nổi tiếng là địa bàn trọng điểm về du lịch của huyện Triệu Sơn, vì vậy ATTP tại chợ Nưa truyền thống và các nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch được đặt lên hàng đầu. Mô hình chợ ATTP được triển khai từ năm 2018 trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Để đảm bảo các tiêu chí chợ ATTP thì vai trò của các Tiểu thương, của người dân rất quan trọng, từ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh môi trường… đến nâng cao nhận thức.Đặc biệt khu vực bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống cần được bố trí rộng rãi. Các quầy hàng kiên cố, không có rác, nước thải ứ đọng hay mùi hôi. Gian hàng kinh doanh ăn uống, thực phẩm đều phải trang bị bàn inox, bảng hiệu, tủ kính, thùng rác... Tiểu thương kinh doanh thực phẩm đều có giấy xác nhận kiến thức ATTP, cam kết bán hàng đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời nhận thức của người tiêu dùng cũng cần được nâng lên và gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ trong khi lựa chọn mua hàng và tham gia các hoạt động tại chợ.

Đối với Ban Quản lý các chợ, phải tham mưu để UBND thị trấn chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác ATTP. Chợ đảm bảo ATTP phải đạt một chuẩn mực nhất định trong bộ tiêu chí đề ra, có như vậy chất lượng ATTP mới được đảm bảo và duy trì bền vững hơn.

Ban quản lý chợ đề nghị mỗi hộ tiểu thương phải có 1 cuốn sổ truy xuất nguồn gốc hàng hoá, yêu cầu niêm yết giá và công khai giá bán, hàng hóa, sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ dán trên bao bì mặt hàng đó.

Kính thưa bà con nhân dân, hiệu quả từ chợ ATTP là rất tốt, vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng đồng vừa là nét đẹp văn hóa, văn minh trong thực hiện phong trào của Mặt trân tổ quốc Việt Nam phát động. “Toàn dân thực hiện đảm bảo vệ sinh ATTP là một nội dung trọng tâm của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Vì vậy “Nhân dân nói không với thực phẩm bẩn, xây dựng các mô hình nông dân sản xuất thực phẩm an toàn”. Với môi trường bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ An toàn thực phẩm vì một thị trấn Nưa, đô thị trẻ văn minh sáng – xanh - sạch - đẹp !

CCVH – XH

Lê văn Sơn