image banner
HÀNG CÂY DI SẢN VIỆT NAM
“Cây di sản là cây đang sống trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên” được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận và được bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể
Anh-tin-bai

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019) Theo đó, thành lập thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Tân Ninh trước đây.

Thị trấn Nưa có diện tích 21,20 km², dân số năm 2018 là 9.638 người, mật độ dân số đạt 455 người/km2.

          Tại vị trí có tọa độ X: 546853, Y: 2166985 thuộc địa giới hành chính tổ dân phố 6, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn hiện có 23 cá thể cây (Trong đó có 22 cây Xà Cừ và 01 cây Bạch Đàn).1

Hàng cây này được trồng vào năm 1923 đến nay đã 100 năm tuổi (cây Xà Cừ số 01 có chiều cao 35m, tán cây rộng 25m, độ vanh của cây 7,2m. Nhờ được sự chăm sóc tốt của nhiều thế hệ nên hiện nay quần thể cây Xà Cừ vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, tỏa bóng mát trên tuyến đường vào khu di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Quốc gia Đền Nưa – Am Tiên – Ngàn Nưa (gắn với địa điểm cuộc khởi nghĩa Bà Triệu).

Về bảo tồn và giá trị văn hóa, du lịch sinh thái.

 Chương trình bảo tồn cây di sản Việt Nam có ý nghĩa thiết thực về bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững, đáp ứng sự quan tâm của Liên hợp quốc, cộng đồng các nước và các tổ chức quốc tế về bảo tồn.

Theo truyền thống và quan niệm của người dân địa phương, những cây gỗ lớn tồn tại hàng trăm năm tuổi được cho là nơi trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi trú ẩn của những linh hồn người đã khuất “Thần cây Đa, Ma cây Gạo”. Việc tác động hay chặt hạ những cây cổ thụ được cho là rất kiêng kỵ và không được phép xâm hại.

 Năm 2023, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 22 cây Xà Cừ cây di sản Việt Nam có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp lưu giữ nguồn gen quý, bảo vệ những cây cổ thụ lâu năm, đây còn thông điệp về đạo lý, nhân văn bày tỏ lòng tri ân, kính trọng đối với các bậc tiền nhân có công bảo vệ và gìn giữ những cây này cũng như phong tục, tập quán văn hóa của người dân nơi đây về cây cổ thụ lâu đời. Đó cũng là động lực và tạo hướng phát triển mới trong tương lai cho cộng đồng người dân nơi đây như phát triển du lịch, tạo sức thu hút cho du khách trong và ngoài nước đến với khu di tích lịch sử quốc gia “Núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” bởi giá trị lịch sử văn hóa, cảnh đẹp của thiên nhiên và phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc sắc của “Xứ” Cổ Định xưa – thị trấn Nưa ngày nay./.

Lê Văn Sơn

CCVH – XH thị trấn Nưa

Ghi chú:

Hồ sơ đăng ký cây di sản Việt Nam của UBND thị trấn Nưa tháng 4/2022
Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement
Video
image advertisement
image advertisement