image banner
  • LỊCH SỬ ĐỀN NƯA

    Đền Nưa còn có tên chữ là Na Sơn Từ, nơi đây thờ Bà Triệu (Tức Lệ Hải Bà Vương) nên nhân dân còn gọi là đền đức Vua Bà hay là đền bà chúa Ngàn Nưa, đền tọa lạc ở chân núi ngay cửa rừng Nưa, trên một vị trí cao, rộng và thoáng đãng, phía trước có hệ thống ao hồ tự nhiên, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình và thơ mộng.

  • Di tích LSVH Trần Khát Chân (Nghè Giáp)

    Nghè Giáp có vị trí quan trọng trong làng xã, không chỉ mặt văn hóa tâm linh mà còn là nơi thờ các vị tiên công, có công khai phá buổi đầu lập làng, ở chính gian giữa, trước đây được kê một sập gỗ gụ lớn để cho các ông Nghè ngồi (khi đã vinh quy bái tổ - tức là, những người đậu thái học sinh – tiến sỹ) ngoài ra chỉ những cụ có tuổi 80 trở lên mới được ngồi vào đó (có khi cả mấy chục năm người có người đủ tiêu chuẩn để ngồi ở đó).  Do vậy nên có tên là Nghè (Nghè Giáp) để phân biệt với các đình, đền khác sau này.

  • HÀNG CÂY DI SẢN VIỆT NAM

    “Cây di sản là cây đang sống trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên” được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận và được bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể

  • HUYỆT ĐẠO AM TIÊN - NGÀN NƯA

    Đỉnh núi này được xem như huyệt đạo, là nơi hội tụ giao hòa giữa trời và đất. Theo quan niệm của cư dân nông nghiệp nước ta, đây là nơi tụ phúc cho con người gắn với ước vọng ngầm trong tâm tưởng của người dân. Chính vì nơi này thiêng nên người ta đã lập ban thờ thần linh, trời đất, tạo đàn tròn nhằm mục đích là tế trời

  • CHÙA AM TIÊN - “BÍCH VÂN CUNG TỰ”

    Theo dấu tích của nền móng cũ, nhân dân địa phương đã góp công, góp của để xây dựng lại các hạng mục công trình như Tam quan chùa Am Tiên, đền Bà Triệu, đền Tu Nưa với kiến trúc khiêm tốn, đơn sơ để thờ phụng

  • Giếng Tiên trên đỉnh Ngàn Nưa

    Vào dịp lễ hội Đền Nưa – Am Tiên đầu xuân, Ban tổ chức hội làng trình lễ cáo thần linh xin rước nước từ giếng Tiên về làm nước cúng và lễ Mộc dục đêm trước ngày khởi kiệu chư vị“Thánh- Thần”.

  • Lễ Hội Đền Nưa – Am Tiên

    Đến với Lễ hội đền Nưa là hành trình đến với chốn tâm linh vốn được mệnh danh là “ chốn bồng lai tiên cảnh” là nơi du khách mong được đứng trên đỉnh núi Nưa để thưởng ngoạn “cảnh Tiên” nơi trùng điệp, quanh co, sâu thẳm và kỳ vĩ của vùng đất lịch sử huyền thoại Kẻ Nưa, đây cũng là điều mà nhiều người mong đợi

  • Đất Kẻ Nưa xưa và nay

    Kẻ Nưa là vùng đất được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng sông Mã - nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng các sinh hoạt cộng đồng và lễ hội truyền thống

  • Lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ (1562 – 1627) năm 2023.

    Sáng ngày 27/11/2023, tại di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ, UBND. Hội đồng gia tộc họ tộc Lê Bật tổ chức lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ.

  • DI TÍCH LSVH ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN (NGHÈ GIÁP)

    Đền được dựng cột bằng gỗ lim to cả người ôm không xuể, xung quanh ván dựng được sơn đen (gắn với giai thoại thờ giọt máu của thánh lưỡng khi chạy qua nơi này và tích Trần Khát Chân) hiện tại di tích còn một số đồ thờ, kiệu bát cống, cùng một nghi môn Cổ Kính, rêu phong.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement